Khi nói đến đồ gốm chắc ai cũng nghĩ ngay đến gốm Bát Tràng . Gốm
Bát Tràng đã từ lâu là thương hiệu truyền thống nổi tiếng trong và
ngoài nước. Bên cạnh các sản phẩm gốm sứ cao cấp có mặt ở khắp các tỉnh
thành Việt Nam và nhiều quốc gia khác, nhiều sản phẩm gốm cổ Bát Tràng
đã được trưng bày tại các viện bảo tàng lớn trên thế giới. Bát Tràng đến
nay đang từng ngày thay đổi diện mạo của mình và sức sống của làng nghề
đã ngót nghét nghìn năm tuổi vẫn đang được thổi lên bởi hàng ngàn lò
gốm đang ngày đêm rực cháy.
Gốm sứ Bát Tràng
là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng gốm Bát
Tràng thuộc xã Bát Tràng (gồm hai thôn Bát Tràng và Giang Cao thuộc
huyện Gia Lâm, Hà Nội). Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát nghĩa là chén bát,
đồ gốm và chữ Tràng (hay Trường) là chỗ đất dành riêng cho chuyên môn.
Để
làm ra đồ gốm quả thật là không dễ dàng chút nào, người thợ gốm phải
qua các khâu:chọn đất,xử lý và pha chế đất,tạo dáng, tạo hoa văn, phủ
men và cuối cùng là nung sản phẩm.
Kinh nghiệm truyền đời của dân làng gốm sứ Bát Tràng
là “Nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò”. Nghĩa là đất làm gốm phải được
nén chặt, để đảm bảo độ rắn chắc cho sản phẩm. Kế đó là kỹ thuật tạo lớp
men phủ (men trắng, men lam, men nâu, men xanh rêu, men rạn). Cuối cùng
là kỹ thuật nung lò để có được sản phẩm hoàn chỉnh.
Gốm Bát Tràng
sản xuất khá nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng, bao
gồm cả những mặt hàng mỹ nghệ: Đĩa treo tường, lọ hoa, con giống, tượng
phiên bản và phù điêu với kỹ thuật và công nghệ cao. Sản phẩm của làng
gốm Bát Tràng là sự kết giao giữa phương pháp thủ công tinh xảo với sự
sáng tạo nghệ thuật.
Giá
trị của mỗi sản phẩm gốm thủ công được khách hàng nhìn nhận chủ yếu
dưới góc độ văn hóa, nghệ thuật. Các sản phẩm đó vừa có giá trị sử dụng,
vừa có giá trị thẩm mỹ cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét